Nấm là loài vi sinh vật nhỏ bé, nhưng lại là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong đó, hắc lào (bệnh da do nấm sợi) chiếm tới 25% trong tổng số các bệnh do nấm. Tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng hắc lào lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, trị hắc lào dứt điểm là mong mỏi chung của tất cả người bệnh.
I. Nhận diện các triệu chứng của hắc lào
Triệu chứng của hắc lào có thể khác nhau đôi chút, tùy từng khu vực nhiễm nấm.
1. Hắc lào ở bàn chân
Hắc lào ở bàn chân dạng bong vảy
Dạng bệnh này thường gặp ở những người đi giày nhiều, đặc biệt những người hay vận động thể thao. Tổn thương trên da sẽ chia thành bốn hình thái:
- Bong vảy: Lòng bàn chân đỏ và bong vảy nhiều. Vảy bong ra theo từng đám nhỏ hoặc có thể lan tràn khắp bàn chân. Bệnh nhân chỉ ngứa ít.
- Viêm kẽ: Kẽ ngón chân thứ 3 và 4 bị nứt đỏ, chảy nước, có mủ trắng. Tổn thương gây ngứa nhiều và rất đau.
- Tổ đỉa: Mụn nước nằm sâu dưới da và rất khó để chọc vỡ. Khi đã vỡ, mụn nước để lại bề mặt tổn thương lỗ chỗ, ngứa nhiều và đau.
- Viêm móng: bờ móng chân nổi lên những đám trắng đục, dầy dần lên. Qua thời gian, móng chân chuyển sang màu vàng, dễ mủn và gãy.
2. Hắc lào ở bẹn
Hắc lào ở bẹn đặc trưng bởi những tổn thương dạng chấm đỏ, có vảy nhỏ. Dần dần, những chấm đỏ này lan ra thành mảng hình tròn hoặc bầu dục có màu đỏ ở giữa. Vùng mép gồ cao lên và mọc nhiều vảy da nhỏ hoặc mụn nước. Nấm bẹn thường rất ngứa và khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.
3. Hắc lào trên da
Hắc lào trên da thường mọc dưới dạng hình tròn và khó trị dứt điểm
Hắc lào trên da xuất hiện dưới dạng mụn nước, tạo thành các đám hình tròn. Tổn thương do mụn ngứa nhiều, lành ở giữa nhưng lại lan dần tới các vùng da ở xung quanh. Nếu không xử lý cẩn thận, nấm sẽ lan nhanh tới khắp các vùng da khác trên cơ thể, gây hắc lào toàn thân
4. Hắc lào ở vùng râu
Hắc lào ở vùng râu là dạng ít gặp nhất, thường chỉ xuất hiện trên người tiếp xúc nhiều với động vật. Hắc lào vùng râu có 2 dạng:
- Dạng nông: Sợi râu gãy và bong vảy, hoặc có thể không gãy nhưng lại khô. Khi nhổ lên, sợi râu vẫn còn chân bình thường.
- Dạng sâu: Vùng mọc râu nổi lên các u nhỏ, xâm nhiễm sâu xuống da và hình thành ổ áp xe. Da trên bề mặt bị viêm đỏ, râu rụng hết hoặc không mọc lên được. Thậm chí, có thể thấy mủ chảy qua lỗ chân râu.
Hình ảnh hắc lào trên mặt – ở vùng râu
II. Nguyên nhân gây hắc lào – Hiểu rõ để xác định mục tiêu điều trị
1. Thủ phạm chính gây ra hắc lào
Hắc lào là căn bệnh gây bởi nấm sợi dermatophyte. Trong đó, 3 loài nấm gây bệnh phổ biến là:
- Trichophyton: gây nấm ở trên da, tóc và móng.
- Epidermophyton: gây nấm ở da và mong.
- Microsporum: gây nấm ở da và tóc.
Hình ảnh minh họa nấm demartophyte
Ba loài nấm này đều có chung đặc điểm: chỉ phát triển trong điều kiện có keratin. Keratin là vật liệu tạo nên da, tóc và móng ở người. Vì vậy, nấm thường chỉ gây bệnh ở các khu vực này, không thể tác động đến phần niêm mạc.
2. Các nguồn lây nhiễm hắc lào
Nấm gây bệnh hắc lào có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường. Trong đó, ba con đường lây nhiễm quan trọng nhất là:
2.1. Từ đất
Đất là nơi cư trú của nhiều vi sinh vật và nấm. Chúng có thể dễ dàng bám dính vào móng tay, móng chân của người và đi tới nhiều vùng da khác trên cơ thể khi không được vệ sinh. Đây là nguồn lây phổ biến với những người lao động tay chân và trẻ nhỏ…
2.2. Từ động vật
Mèo bị hắc lào – nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người
Do có lớp lông dày và rậm, chó và mèo thường dễ trở thành vật chủ của nấm ký sinh. Nếu có thói quen ôm ấp thú cưng, nấm sẽ di chuyển sang người và gây bệnh. Vì vậy, cần duy trì tắm rửa thường xuyên cho thú cưng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc.
2.3. Từ người bệnh
Thông qua va chạm thông thường, nấm có nguy cơ lây sang người không mang bệnh. Việc hạn chế tiếp xúc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này, tránh để hắc lào lan rộng.
3. Các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ hắc lào
Môi trường phát triển ưa thích nhất của nấm là nóng và ẩm. Vì vậy, nguy cơ hắc lào sẽ tăng lên ở những điều kiện:
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
- Da bị xây sát hoặc thường xuyên trong tình trạng khô nứt, rối loạn cấu tạo lớp keratin.
- Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn: sống tập thể, ngủ chung, dùng chung quần áo.
- Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn điều trị bệnh da do nấm sợi (hắc lào) – Bộ Y Tế.
Từ nguyên nhân, nguồn lây và các yếu tố nguy cơ này, có thể nhận định 3 nguyên tắc chính để điều trị hắc lào hiệu quả:
- Tiêu diệt nấm sợi dermatophytes: sử dụng thuốc/dung dịch sát khuẩn có tác dụng kháng nấm.
- Ngăn chặn nguồn lây nhiễm hắc lào: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với thú cưng và người bị hắc lào.
- Loại bỏ các điều kiện thuận lợi cho hắc lào phát triển: Chăm sóc da đúng cách, không dùng chung đồ dùng, dụng cụ…
III. Bí quyết trị hắc lào dứt điểm, hiệu quả nhanh
1. Dùng hoạt chất kháng nấm ngoài da
Hình ảnh minh họa trị hắc lào bằng kem bôi ngoài da
Ở giai đoạn đầu của hắc lào, khi tổn thương chưa lan rộng, người bệnh thường được chỉ định dùng các hoạt chất kháng nấm ngoài da. Tuy nhiên, do đặc trưng cấu tạo của màng tế bào nấm khó tiêu diệt, các hoạt chất kháng nấm chỉ cho tác dụng chậm.
Để tăng nhanh hiệu quả điều trị, liệu pháp này còn được dùng cùng corticoid để ngừa viêm. Sau thời gian dài áp dụng, liệu pháp phối hợp được chứng minh không làm tăng hiệu quả kháng nấm. Không chỉ vậy, corticoid còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ như làm thương tổn cấu trúc da, khiến nấm dễ dàng bùng lên mạnh mẽ. Do đó, việc dùng hoạt chất kháng nấm hay phối hợp cùng corticoid đang dần không còn được ưa chuộng.
2. Dùng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng kháng nấm hiệu quả nhanh
Khi hắc lào dai dẳng không dứt, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều ngày ngứa ngáy dai dẳng. Cảm giác khó chịu này sẽ thúc đẩy mong muốn tìm ra giải pháp chữa hắc lào hiệu quả nhanh.
Dùng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng có tác dụng tiêu diệt nấm, giúp nhanh chóng cải thiện bệnh hắc lào.
3. Dùng thuốc kháng nấm đường uống
Khi hắc lào lan rộng trên da và các sản phẩm bôi ngoài không cho hiệu quả, người bệnh phải điều trị bằng thuốc kháng nấm toàn thân. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống và được chỉ định theo từng đối tượng.
Thuốc kháng nấm toàn thân luôn được biết đến với nhiều tác dụng phụ, nhất là độc tính trên gan. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng bừa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Để rút ngắn thời gian điều trị và tăng nhanh hiệu quả diệt hắc lào, cần phối hợp dùng cùng liệu pháp bôi tại chỗ như dung dịch kháng khuẩn.
IV. Các biện pháp hỗ trợ điều trị hắc lào dứt điểm
Bên cạnh việc dùng thuốc hay dung dịch sát khuẩn, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ hồi phục:
- Thay giặt quần áo, ga gối, chăn đệm thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh nấm.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên cho cả người và thú cưng.
- Lau khô người sau khi tắm.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải, lược…
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, môi trường sống xung quanh.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp được thắc mắc của bạn về cách điều trị hắc lào hiệu quả.